0
Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Hỗ trợ 24/7

028. 6265 9472

CÁCH PHA TRÀ NGON ĐỂ THƯỞNG THỨC

Chọn nước pha trà

Theo kinh nghiệm thưởng trà của các bậc cao niên, để có được một ấm trà ngon thì phải đảm các yếu tố theo tuần tự: Nhất Thủy – Nhì Trà – Tam Pha – Tứ Bình – Ngũ Quần anh. Do đó nước pha được coi là quan trọng nhất góp phần quyết định phẩm chất của chén trà.

Nói về phẩm chất nước để pha trà ngon, giới sành trà thường truyền tụng nhau câu: “Sơn Thủy thượng, Tĩnh Thủy hạ, Giang Thủy trung” có nghĩa là nếu lấy nước suối thì lấy nước đầu nguồn, lấy nước giếng thì lấy dưới đáy, lấy nước sông thì lấy nước giữa dòng. Đặc biệt, giới thưởng trà rất yêu thích dùng nước mưa được hứng từ cây cau để lâu ngày hay nước sương đọng trên lá Sen để pha những ấm trà cực phẩm. Tuy nhiên, tại những thành phố lớn việc tìm được những nguồn nước như trên là vô cùng khó khăn. Do đó, bạn có thể dùng nước lọc tinh khiết để pha trà cũng có thể đảm bảo được phẩm chất cho ấm trà ngon.


Chọn các loại trà ngon để thưởng thức

Tùy vào sở thíchvà cảm nhận của mỗi người mà hình thành lên các gu thưởng trà khác nhau. Tuy nhiên, loại trà được coi là ngon khi chén trà mang lại cho người thưởng thức những cảm nhận sâu sắc về hương, sắc, vị. Riêng với tôi, trà được coi là ngon khi đó là sản phẩm trà sạch, thuần mộc, được thu hái sao chế theo phương thức thủ công và nguyên liệu phải được lựa chọn từ những vùng trà đặc sản như vùng trà Tân Cương Thái Nguyên hay vùng trà Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng…

Những sản phẩm trà thủ công, thuần mộc nổi tiếng thơm ngon như trà Móc Câu, trà Nõn Tôm và đặc biệt là trà Đinh Ngọc của vùng trà Tân Cương Thái Nguyên luôn hấp dẫn và làm người thưởng trà say mê bởi: sắc nước trong, xanh, óng vàng; Hương thơm tựa cốm non lan tỏa, nồng nàn vô cùng quyến rũ; Vị chát thanh tao và sau đó là vị ngọt bùi sâu lắng đến say đắm lòng người.

Chọn ấm pha trà

Với những người thưởng trà lâu năm và có điều kiện kinh tế họ thường lựa chọn ấm gốm Tử Sa của Trung Quốc để pha trà vì đây là loại ấm vừa giúp nâng phẩm chất của trà lại vừa có giá trị nghệ thuật, giá trị trưng bày. Với những người thưởng trà thuần túy thì không nhất thiết phải dùng ấm Tử Sa mà chỉ cần chọn ấm gốm là có thể đảm bảo để pha những ấm trà ngon. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên dùng ấm sắt để pha trà. Đối với các sản phẩm trà ngon, đặc biệt là trà búp non của vùng Thái Nguyên bạn cũng nên hạn chế dùng ấm xứ để pha trà vì loại ấm này giữ nhiệt không đủ tốt nên làm giảm đi phẩm chất của trà.

 

Tráng ấm chén: Rót đầy ấm nước sôi, sau đó chia lại nước ra đều các chén. Đảm bảo đầy tràn các chén là tốt nhất. Công đoạn này giúp khử trùng ấm chén đồng thời làm nóng ấm chén để đảm bảo pha trà và thưởng thức trà được ngon.

Tráng trà: Cho một lượng khoảng 12g  (cho 4 người thưởng thức) vào ấm. Sau đó rót nước sôi (lưu ý với trà Thái Nguyên búp non chỉ nên dùng nước sôi ở 85 – 90 độ C) xối trà trong ấm thật nhanh (dâng cao phích rồi sối nước xuống ấm đảm bảo sấp sấp trà là được) rồi chắt bỏ ngay. Công đoạn này giúp loại bỏ phấn trà và các tạp chất trong khi sao trà đồng thời làm cho cánh trà trong ấm nở đều và đảm bảo nhiệt độ của ấm trà.

Pha trà: Sau khi tráng trà, bạn nhanh chóng rót một lượng nước sôi vừa đủ để đảm bao sau khi chia cho 4 chén trà (pha cho 4 người) mà vẫn còn 1 lượng nước cốt sấp sấp trà là được. Sau đó đậy nắp ấm rồi tiếp tục xối nước sôi lên nắp ấm để cho ấm giữ được nhiệt ổn định cho nước trong ấm.

Rót trà: Sau khi pha, bạn đợi khoảng 2 – 3 phút để trà đủ chín rồi rót trà ra chén. Trước khi rót, bạn sắp xếp các chén sát vào nhau thành một vòng khép kìn. Khi rót, lượt đầu bạn chia mỗi chén 1 nửa sau đó vòng lại 2 – 3 vòng cho đến khi các chén trà đều nhau. Lưu ý chỉ rót đến ¾ chén chứ không nên rót đầy quá.

Dâng trà: Sau khi chia đều các chén, bạn dâng trà mời bề trên hoặc bằng hữu theo thứ tự gia thất (đối với gia đình) hoặc thứ tự tuổi tác (đối với người ngoài dòng họ) theo nguyên tắc từ bề trên xuống hoặc từ người cao tuổi nhất xuống. Dâng trà phải đảm bảo lễ nghi dâng bằng hai tay và nâng chén theo cung cách tam long giá ngọc (dùng 3 ngón tay nâng chén trà). Sau khi dâng trà bạn lưu ý bổ xung nước sôi vào ấm để tiếp tục rót trà những lần tiếp theo.

Thưởng trà cùng “Quần anh”

Hãy cùng các trà hữu nâng chén, ngắm sắc nước, thưởng hương trà và từ từ nhấp từng ngụm để nếm trải vị chát của cái nắng, vị đắng của sự lao động vất vả và cuối cùng toàn tâm cảm nhận vị ngọt bùi sâu lắng đã chắt chiu từ chất đất, khí trời và bàn tay lao động của bà con vùng trà. Vừa thưởng thức, vừa cảm nhận vừa dành tặng nhau những lời tri ân. Đó chắc chắn là những khoảnh khắc sảng khoái, ấm cúng và ngọt ngào nhất mà mỗi con người chúng ta đều mong có được.

 Tham khảo sản phẩm 


Các tin khác